Ảnh hưởng của biến động giá năng lượng đối với nền kinh tế Việt Nam
Trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì vai trò của ngành năng lượng đóng vai trò then chốt. Do đó, giá năng lượng có tác động lớn với nền kinh tế Việt Nam.
Triển vọng phát triển năng lượng của Việt Nam
Việt Nam, một trong những quốc gia có tiềm năng lớn trong việc đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như: điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện sóng biển và khí sinh học Biogas… Cùng với đó là các nguồn năng lượng truyền thống như: điện khí tự nhiên hóa lỏng, thủy điện và điện than, đã thiết lập mục tiêu phát triển hệ thống năng lượng sạch để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn trong việc đầu tư vào các nguồn năng lượng.
Trong những năm gần đây, sự chú trọng vào tương lai bền vững và phát triển đã dẫn dắt Việt Nam đến việc cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Điều này thể hiện quyết tâm và sự tập trung của Việt Nam trong việc xây dựng một hành trình phát triển bền vững, nhằm tạo điều kiện cho thế hệ tương lai sống trong môi trường sạch sẽ và an toàn.
Trong ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và sử dụng nhiều năng lượng, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2011, trong khi nhu cầu điện tăng trung bình 10-11% mỗi năm.
Tính đến cuối năm 2023, quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN. Các nguồn sản xuất năng lượng chính ở Việt Nam hiện nay là than đá (25,31 GW, chiếm tỷ trọng 32,5%), thủy điện (22,54 GW, chiếm tỷ trọng 29,0%) và năng lượng tái tạo (bao gồm điện gió và điện mặt trời, 20,16 GW, chiếm tỷ trọng 26,4%).
Ngoài ra, tỷ trọng của tua-bin khí (7,16 GW, chiếm tỷ trọng 9,2%) cũng rất đáng chú ý. Việt Nam cũng đã triển khai hệ thống biểu giá mua điện, tạo động lực mạnh mẽ cho các hộ gia đình và công ty xây dựng các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà.
Điều đó dẫn đến công suất năng lượng mặt trời lắp đặt tăng hơn 9 GW trong vòng chưa đầy một năm. Sự phát triển nhanh chóng của các nguồn năng lượng tái tạo gây ra tình trạng quá tải phân phối cục bộ do công suất truyền tải chưa được phát triển đồng bộ.
Hiện nay, Việt Nam gần như tự cung tự cấp năng lượng. Phần lớn than và khí đốt được sử dụng để sản xuất năng lượng là trong nước, nhưng trong tương lai, nếu công suất năng lượng hóa thạch tăng theo kế hoạch, cả nhập khẩu khí đốt và than dự kiến sẽ tăng.
Năng lượng giảm giá có tác dụng như “gói kích thích”
Việt Nam đang là nước nhập khẩu ròng năng lượng với mức nhập khẩu đáng kể than, dầu và tương lai gần sẽ là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Các loại năng lượng sản xuất trong nước cũng tăng với các mức độ khác nhau.
Giá năng lượng có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam
Năng lượng lại là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất điện và mọi hoạt động của nền kinh tế. Do đó, sẽ khiến chi phí sản xuất điện nói riêng và chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể. Yếu tố này sẽ có tác động đến quá trình hồi phục kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Khi giá khí đốt và dầu thô cùng giảm sâu, người tiêu dùng có ngân sách nhiều hơn để chi tiêu cho những thứ khác, củng cố niềm tin doanh nghiệp đồng thời giảm áp lực ngân sách của các chính phủ.
Trong những tháng gần đây, niềm tin của người tiêu dùng cũng đã phục hồi mạnh mẽ, một phần là nhờ giá cả năng lượng dịu lại. Điều đó có nghĩa là các hộ gia đình sẽ chi tiêu nhiều hơn số tiền họ tiết kiệm được trong thời kỳ đại dịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn nữa.
Mặt khác, giá năng lượng thấp hơn đóng vai trò như cắt giảm thuế, thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, có thể gây thêm áp lực lạm phát giá cả ngoài năng lượng.
Tuy nhiên, việc duy trì giá năng lượng thấp, ổn định gặp khá nhiều thách thức.
Thực tế, hiện nay ngành năng lượng đang đối mặt Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn khi an ninh năng lượng của Việt Nam vẫn chưa được đảm bảo, điển hình trong năm 2023 Việt Nam vẫn đối mặt với nguy cơ thiếu điện tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh tế và đời sống của người dân.
Bên cạnh đó, việc chuyển dịch sang sử dụng hệ thống năng lượng sạch vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, hạn chế khi việc chuyển đổi sẽ đòi hỏi nguồn đầu tư lớn và thời gian triển khai lâu dài.
Ngoài ra, công nghệ sản xuất và lưu trữ cũng là một trong những thách thức lớn của Việt Nam khi triển khai các dự án về năng lượng tái tạo. Ngành năng lượng cũng gặp khó khi các doanh nghiệp và người dân vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc sử dụng năng lượng sạch, khiến việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo gặp nhiều khó khăn.
“Dự báo trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu năng lượng sơ cấp phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Do đó cần rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách cũng như hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Đặc biệt, Việt Nam cũng cần nghiên cứu xây dựng trung tâm dữ liệu năng lượng, cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin về năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả”, ông Hoàng Việt Dũng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) thông tin.
Trang Nhi