Chậm khai trương, quỹ tín dụng nhân dân có thể bị thu hồi giấy phép
Theo Thông tư 01/2025/TT-NHNN vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành, các quỹ tín dụng nhân dân sau khi được cấp Giấy phép phải khai trương hoạt động trong thời hạn tối đa 12 tháng, nếu không sẽ bị xem xét thu hồi Giấy phép.
Giấy phép Quỹ tín dụng nhân dân sẽ hết hiệu lực nếu không khai trương đúng hạn
Cụ thể, khoản 3 Điều 10 Thông tư 01/2025/TT-NHNN quy định, quỹ tín dụng nhân dân (TDND) phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Giấy phép đã cấp hết hiệu lực.

Khi Giấy phép hết hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ công bố công khai thông tin trên Cổng thông tin điện tử của mình.
Trước khi chính thức hoạt động, ít nhất 15 ngày trước ngày khai trương, quỹ phải gửi văn bản thông báo đến NHNN Khu vực để xác nhận rằng đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Nếu đến thời điểm đó quỹ chưa đảm bảo đầy đủ điều kiện, NHNN Khu vực có quyền đình chỉ việc khai trương nhằm đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng.
Khi Giấy phép hết hiệu lực, NHNN sẽ công bố công khai thông tin trên Cổng thông tin điện tử của mình.
Trước khi chính thức hoạt động, ít nhất 15 ngày trước ngày khai trương, quỹ phải gửi văn bản thông báo đến NHNN Khu vực để xác nhận rằng đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Nếu đến thời điểm đó quỹ chưa đảm bảo đầy đủ điều kiện, NHNN Khu vực có quyền đình chỉ việc khai trương nhằm đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng.
Ngoài ra, quỹ TDND phải niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, thông báo trên đài truyền thanh cấp xã nơi đặt trụ sở chính (nếu có) trong 03 ngày liên tiếp, công bố trên 01 phương tiện truyền thông của NHNN và trên 01 tờ báo in trong 03 số liên tiếp hoặc trên 01 báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động các thông tin sau đây:
- Tên, địa chỉ đặt trụ sở chính;
- Số, ngày cấp Giấy phép;
- Nội dung hoạt động, thời hạn hoạt động, địa bàn hoạt động;
- Vốn điều lệ;
- Người đại diện theo pháp luật;
- Danh sách và tỉ lệ góp vốn tương ứng của từng thành viên sáng lập quỹ TDND;
- Ngày dự kiến khai trương hoạt động.
Điều kiện khai trương Quỹ tín dụng nhân dân
Bên cạnh đó, để khai trương hoạt động, quỹ TDND đã được cấp Giấy phép phải có đủ các điều kiện:
- Đã gửi NHNN Khu vực Điều lệ của quỹ TDND được Đại hội thành viên đầu tiên thông qua;
- Có đủ vốn điều lệ. Vốn điều lệ bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi mở tại NHNN Khu vực ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động. Vốn điều lệ được giải tỏa khi quỹ TDND đã khai trương hoạt động;
- Có trụ sở chính đáp ứng các điều kiện:
Là nơi làm việc của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, được ghi trong Giấy phép theo quy định của pháp luật và được thực hiện giao dịch với khách hàng;
Nằm trên địa bàn hoạt động được quy định trong Giấy phép, có địa chỉ được xác định gồm tên tòa nhà, số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);
Thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của quỹ TDND;
Đảm bảo thuận tiện giao dịch với khách hàng và có kho tiền đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Thống đốc NHNN;
Đảm bảo an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động của quỹ TDND;
- Có cơ cấu tổ chức quản lý, hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tại điểm e khoản 3 Điều 8 Thông tư này;
- Có quy định nội bộ về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, bộ phận chuyên môn nghiệp vụ; quy định nội bộ về quản lý rủi ro.
- Đã công bố thông tin về khai trương hoạt động theo quy định nêu trên.
Thông tư 01/2025/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2025.