Luật sư và doanh nhân từ lâu đã có mối quan hệ đồng hành mật thiết, đặc biệt là từ những giai đoạn đầu của hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ này không chỉ tạo nên sự hỗ trợ vững chắc cho các doanh nghiệp mà còn là nền tảng để cả hai cùng phát triển.
Ngày 14/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định (Quyết định số 149/QĐ-TTg) lấy ngày 10/10 hàng năm là Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam, đây mà một cột mốc đáng tự hào của ngành Luật sư nói riêng và của nhân dân ta nói chung. Từ sự kiện này, hàng loạt hoạt động mang đậm ý nghĩa nghề nghiệp luật sư đã được diễn ra trên khắp các tỉnh, thành toàn quốc.
Năm 2024 đánh dấu những bước tiến mạnh mẽ của nghề luật sư tại Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới trong bối cảnh chuyển đổi số, hội nhập kinh tế quốc tế, và sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực pháp lý.
Luật sư và doanh nhân từ lâu đã có mối quan hệ đồng hành mật thiết, đặc biệt là từ những giai đoạn đầu của hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ này không chỉ tạo nên sự hỗ trợ vững chắc cho các doanh nghiệp mà còn là nền tảng để cả hai cùng phát triển. Doanh nhân phát triển trong khuôn khổ của hệ thống pháp lý bền vững, còn luật sư phát triển nhờ vào việc tư vấn và hỗ trợ cho doanh nhân trong từng bước đi của họ.
Ngày Truyền thống của nghề luật sư 10/10, gần kề với Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, chúng tôi cũng nhấn mạnh thêm mối liên kết quan trọng này.
Ngay từ khi bắt đầu hình thành doanh nghiệp, các doanh nhân đã cần đến sự hỗ trợ của luật sư trong việc thiết lập hệ thống quản trị và các biểu mẫu pháp lý. Luật sư không chỉ tư vấn những giải pháp pháp lý phù hợp mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình hoạt động hệ thống hóa, bảo đảm sự phát triển lâu dài. Việc này vừa phản ánh được cá tính và ý chí của doanh nghiệp, vừa đảm bảo sự tuân thủ pháp luật.
Ngoài việc cung cấp các dịch vụ pháp lý, nhiều luật sư còn là những chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp lớn và uy tín. Không chỉ am hiểu pháp luật, họ còn tích lũy được những kinh nghiệm quý giá về quản trị, văn hóa doanh nghiệp và đầu tư. Điều này biến luật sư trở thành tài sản vô giá đối với các doanh nhân, đặc biệt khi họ có thể đưa ra những lời khuyên phù hợp với đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Sự đồng hành giữa luật sư và doanh nhân không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý, mà còn tạo cơ sở cho một quá trình phát triển song hành bền vững. Để tiếp tục là đối tác đáng tin cậy của doanh nhân, các hãng luật phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn.
Đội ngũ luật sư cần có kiến thức sâu rộng về pháp luật trong nước và quốc tế, thông thạo nhiều ngôn ngữ, và giàu kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý tại tòa án và các tổ chức trọng tài.
Luật sư không đưa ra các phán quyết, nhưng với uy tín nghề nghiệp và chuyên môn, họ mang đến sự an tâm và hài lòng cho doanh nhân trên hành trình phát triển. Đây chính là lý do mà sự đồng hành của luật sư và doanh nhân ngay từ đầu luôn được coi là nền tảng vững chắc cho sự thành công của cả hai bên.