Nhân vật

Người tiên phong trong Phát triển kinh tế xanh bền vững cho Lâm Đồng

Đặng Thu Hằng 24/09/2024 18:28

Lâm Đồng đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống. Tập đoàn TH, Anh hùng Lao động Thái Hương - Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn đã có những bước đi tiên phong trong phát triển kinh tế xanh bền vững tại địa phương này.

Mục tiêu phát triển xanh của Lâm Đồng

z5827459119406_a3decde6f460cbeb58f0cadabd9c0344.jpg
Lâm Đồng sẽ tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện và hiện đại.

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/12/2023. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Lâm Đồng sẽ phát triển trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện; xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch chất lượng cao mang tầm khu vực Đông Nam Á.

Cụ thể, tỉnh tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tăng năng suất, đổi mới, sáng tạo; tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ; cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng/người.

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân; phát triển giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; quản lý và bảo vệ rừng; xử lý ô nhiễm môi trường; bảo vệ các giá trị cốt lõi về thiên nhiên và lịch sử văn hóa.

Tập trung hoàn thiện các tuyến giao thông kết nối, tăng cường liên kết với các tỉnh trong khu vực; xây dựng hệ thống đô thị bền vững; hình thành các tổ hợp về du lịch, dịch vụ và công nghiệp; phát triển du lịch chất lượng cao, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc, tài nguyên thiên nhiên và liên kết vùng.

Mục tiêu đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống.

Đặc biệt, theo quy hoạch, Lâm Đồng sẽ tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện và hiện đại, trở thành Trung tâm nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao tầm Quốc gia và Quốc tế; là vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất hàng hóa có giá trị cao trên thị trường Đông Nam Á. Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng tỷ lệ xuất khẩu cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc hữu. Hình thành nhiều chuỗi giá trị nông sản gắn với sàn giao dịch điện tử thương mại quốc gia, quốc tế; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân găn với xây dựng nông thôn mới. Hình thành các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh.

Tiên phong trong phát triển xanh bền vững

Có thể nói những mục tiêu phát triển của tỉnh Lâm Đồng – một mảnh đất màu mỡ nhận được sự quan tâm rất lớn của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư trong đó có người sáng lập hãng sữa TH True Milk, Anh hùng Lao động Thái Hương. Bà Thái Hương là người kiến tạo thành công các dự án nông nghiệp công nghệ cao với chiến lược sử dụng trí tuệ, tài nguyên thiên nhiên Việt và công nghệ đầu cuối của thế giới để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp với tôn chỉ “Trân quý Mẹ thiên nhiên, người sẽ cho mình tất thảy”.

z5827460990921_636492ea879f1f9b236e00dfbc820911.jpg
Anh hùng Lao động Thái Hương - Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH, Chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam.

Tập đoàn TH do bà sáng lập đang là hình mẫu phát triển bền vững, tiên phong với nhiều đóng góp kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức tại Việt Nam. Các dự án của bà đều thực thi chiến lược phát triển bền vững rất bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế GRI với 6 trụ cột Dinh dưỡng – sức khỏe, Môi trường, Giáo dục, Con người, Cộng đồng và Phúc lợi động vật.

Về việc phát triển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, bà Thái Hương từng đề cập: “Trước đây, người ta cho rằng bò sữa là con vật nuôi chỉ để nhằm xóa đói giảm nghèo, nhưng qua nghiên cứu, tôi thấy nuôi bò sữa là có thể làm giàu được. Nhưng muốn như thế thì cần thông hiểu sâu sắc về quy trình chăn nuôi cũng như các ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến đi kèm.

Ví dụ, con bò sữa ôn đới không thích hợp để phát triển với khí hậu vùng đất Nghệ An, ở nước ta, nếu có khu vực nào phù hợp với loài vật này, thì có thể là Đà Lạt, Mộc Châu… Làm bò sữa từ vùng đồi núi Nghệ An cần phải vượt qua được điều ngăn trở cốt tử ấy. Tôi đã chăm chú vào việc hóa giải điều này”.

Ở Lâm Đồng, bà Thái Hương cùng Tập đoàn TH không phải tận dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp để “chế ngự thiên nhiên” như Nghệ An vì nơi đây địa hình đa dạng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, là vựa cây ăn trái, rau quả trù phú, là vùng thảo dược bản địa quý hiếm, là thế mạnh phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Thế nhưng, việc áp dụng nông nghiệp công nghệ cao đã giúp Tập đoàn TH phát triển đàn bò sữa rất nhanh và mạnh mẽ tại Lâm Đồng.

Từ thực tiễn đã triển khai dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa TH, góp phần làm nên một cuộc cách mạng sữa tươi sạch ở Việt Nam, Anh hùng Lao động Thái Hương nhận thấy có 3 nhóm yếu tố quyết định đến thành côngcủa một dự án mang tầm ảnh hưởng tới kinh tế vùng, kinh tế địa phương: Nhóm thứ nhất là năng lực tài chính, năng lực quản trị của nhà đầu tư. Nhóm thứ 2 phải kể đến là vai trò của chính quyền địa phương, đặc biệt là người đứng đầu, yếu tố này rất quan trọng. Nhóm yếu tố thứ 3 là tiềm năng, lợi thế của vùng đất.

Chính từ những nét tương đồng trong bản quy hoạch của tỉnh Lâm Đồng cùng với chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn TH, Bà Thái Hương nhận định: "Lâm Đồng đã đảm bảo được nhóm yếu tố thứ 3 với bản quy hoạch chiến lược rất bài bản. Hai yếu tố còn lại nếu Lâm Đồng làm tốt, lựa chọn được các nhà đầu tư đủ tâm - trí - lực sẽ tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ, lôi kéo được người nông dân, nhân dân Lâm Đồng vào chuỗi sản xuất hiện đại để từ đó, cùng đạt được thành công thịnh vượng".

Ngoài chăn nuôi tập trung, dự án của TH triển khai ở đây còn phát triển mô hình hợp tác cùng người nông dân. Theo đó, TH đưa người nông dân địa phương trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị chăn nuôi chế biến sữa hiện đại, chất lượng cao. Từ đó tạo ra lợi thế phát triển sinh kế cho bà con, xóa đói giảm nghèo bền vững, đồng thời để người dân góp phần vào công cuộc cải thiện sức khỏe, tầm vóc người Việt. Bà cho biết thêm, trong tương lai, TH sẽ hình thành các mô hình kinh tế dưới tán rừng, trồng cây đa tầng kết hợp với chế biến sâu tại Lâm Đồng.

Anh hùng Lao động Thái Hương tiếp tục chú trọng vào các dự án cần triển khai với nguyên tắc lấy "mẹ thiên nhiên" làm nền tảng, con người là trọng tâm và theo hướng phát triển bền vững: Cân đối môi sinh, môi trường để hài hòa lợi ích, muôn loài được hạnh phúc. Để khai thác hiệu quả, triệt để các tiềm năng này cần cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng để các dự án phát triển theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trên nền tảng phát triển bền vững.

Theo bà Thái Hương, để khai thác hiệu quả các tiềm năng, cần cơ chế chính sách đặc thù cho vùng Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng, để các dự án phát triển theo hướng kinh tế xanh – kinh tế tuần hoàn trên nền tảng phát triển bền vững. Người sáng lập hãng sữa TH True Milk đánh giá bản quy hoạch tỉnh Lâm Đồng đã thể hiện được tính quyết liệt, khoa học, đồng bộ, nhất quán.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Người tiên phong trong Phát triển kinh tế xanh bền vững cho Lâm Đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO