Doanh nhân Đinh Hồng Sơn và khát vọng chuẩn hóa công thức quản trị nhân sự

23/02/2024 11:09

Thành lập từ năm 2005, với hơn 500 khách hàng là các doanh nghiệp lớn trên toàn quốc, TVC đang là nhà cung cấp các giải pháp công nghệ hàng đầu, nhằm công nghệ hóa và tối ưu hóa quản trị nhân sự cho các doanh nghiệp. Hiện tại, TVC có hai sản phẩm được khách hàng sử dụng rộng rãi là HiStaff (Giải pháp cho doanh nghiệp lớn) và Core (Giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ). Ngoài ra, TVC cũng chuẩn bị cho ra mắt các sản phẩm ưu việt khác, phục vụ hệ sinh thái quản trị và phúc lợi cho người lao động tại các doanh nghiệp.

Chúng tôi bắt đầu sứ mệnh phát triển các giải pháp quản trị doanh nghiệp bằng bài toán rất lớn là ERP vào năm 2005. Thứ mà doanh nghiệp ưu tiên đầu tiên không phải  quản trị nguồn nhân lực mà là cho tăng trưởng như bán hàng, doanh thu, lợi nhuận… Tuy nhiên, đứng trên góc độ quản trị tổ chức, muốn bền vững và hiệu quả cao thì bắt buộc phải quan tâm đến quản trị con người. Chúng tôi nhận ra rằng, nếu nguồn nhân lực không tốt, chất lượng không cao thì doanh nghiệp sẽ khó có năng lực cạnh tranh vượt trội để duy trì ổn định và tăng trưởng tốt.

Từ đó, TVC tập trung xây dựng và cho ra đời giải pháp “Quản trị nguồn nhân lực HiStaff” chuyên sâu cho doanh nghiệp lớn tại Việt Nam vào năm 2006. Khách hàng lớn đầu tiên của TVC là Unilever Vietnam và cho đến nay đã 18 năm, “ông lớn” trong ngành bán lẻ này vẫn đang sử dụng giải pháp HiStaff. Đây cũng là tiền đề để HiStaff của Tinhvan Consulting tạo ra một sản phẩm hàng đầu, được ứng dụng cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam gần 20 năm qua.

Có thể nói, thị trường nguồn nhân lực tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất, dịch vụ và bất động sản. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quản trị nhân sự như:

Thứ nhất, khiếm khuyết về kỹ năng và trình độ của nhân viên. Trong khi nhu cầu về kỹ năng và trình độ cao ngày càng tăng thì nguồn nhân lực chất lượng cao lại còn khan hiếm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào đào tạo và phát triển nhân lực để có được đội ngũ nhân viên có kỹ năng và trình độ cao.

Thứ hai, tình trạng đội ngũ nhân viên chuyển việc liên tục. Do thị trường việc làm đang phát triển mạnh mẽ, nhiều nhân viên chuyển việc để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường tuyển dụng và giữ chân nhân viên hiện có bằng cách tạo ra môi trường làm việc thu hút và cung cấp chính sách phúc lợi hấp dẫn.

Thứ ba, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp cũng ngày càng tăng, điều này đưa đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc thu hút và giữ chân nhân viên tốt nhất. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần có chiến lược tuyển dụng và giữ chân nhân viên đúng đắn, bao gồm cung cấp mức lương và phúc lợi hấp dẫn, tạo ra môi trường làm việc tốt, đưa ra cơ hội thăng tiến và đào tạo.

Thứ tư, sự cần thiết của đổi mới và chuyển đổi kỹ năng. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp cần phải đổi mới và chuyển đổi kỹ năng để đáp ứng với các thách thức mới.

Từ kinh nghiệm thực tế sau gần 20 năm đồng hành cùng các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản trị nguồn nhân lực, chúng tôi nhận thấy ở Việt Nam chưa có khái niệm hệ thống nhân sự tiêu chuẩn. Mỗi doanh nghiệp có cách vận hành, quản trị riêng và có thể thay đổi rất nhanh theo thời gian. Việc chuẩn hóa quy trình nhân sự, công nghệ quản trị, vì vậy cũng không dễ dàng cho các doanh nghiệp như TVC khi tư vấn và vận hành giải pháp.

Thực tế mô hình quản trị nhân sự được chia thành nhiều loại khác nhau, từ mô hình dạng Tập đoàn (Holding), cho đến mô hình Tổng công ty, công ty con, thành viên hay mô hình quản trị phân theo lĩnh vực ngành nghề khác nhau như Sản xuất, Bán lẻ, Tài chính, Ngân hàng, Bất động sản, Xây dựng,… đều có đặc thù riêng. Nhìn chung, đa phần các doanh nghiệp đang dừng lại ở mức độ quản lý tổ chức, khai thác thông tin nhân sự và thực hiện nhiệm vụ chi trả công, lương, phúc lợi cho người lao động. Phần còn lại là phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và định hướng lộ trình phát triển cho nhân viên vẫn chưa được thực hiện bài bản và còn nhiều bất cập.

Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Một, quá trình tuyển dụng chính xác, hiệu quả sẽ giúp đưa vào doanh nghiệp những nhân viên có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp.

Hai, đào tạo và phát triển là yếu tố quan trọng giúp nâng cao kỹ năng, trình độ của nhân viên, giúp họ phát triển năng lực và hoàn thiện bản thân. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân viên của mình.

Ba, môi trường làm việc tích cực, hỗ trợ sẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, hạnh phúc và năng động hơn. Điều này cũng sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên.

Bốn, chính sách và phúc lợi hấp dẫn, công bằng và thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên, đồng thời thu hút nhân viên tài năng từ các doanh nghiệp khác.

Vì vậy, để khai thác tối ưu các yếu tố này, doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động sau: Thiết lập quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của quá trình tuyển dụng; Đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên, đặc biệt là trong các lĩnh vực mới, công nghệ mới; Xây dựng môi trường làm việc tích cực, hỗ trợ sự phát triển của nhân viên; Đưa ra các chính sách và phúc lợi hấp dẫn, thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên; Đánh giá thường xuyên hiệu quả của các hoạt động quản lý nhân sự và điều chỉnh lại phương pháp quản lý nếu cần thiết.

Chúng ta đã nhắc nhiều về Cách mạng công nghiệp 4.0 và vừa qua, thế giới lại “giật mình” với sự xuất hiện của ChatGPT của OpenAI. Nếu ai đã thử sử dụng ChatGPT sẽ thấy rằng, sức sáng tạo của con người là không giới hạn và thế giới phẳng đã rất cận kề. Những cỗ máy thông minh, đầy cảm xúc như người trợ lý ảo đã dần thành hiện thực.

Với TVC, chúng tôi đã nhận ra rất sớm sức ảnh hưởng và sức mạnh của AI trong quản trị nhân sự, để từ đó nghiên cứu và phát triển thành công các sản phẩm AI đầu tiên trong quản trị nhân sự cho thị trường Việt Nam. Cỗ máy AI này có thể thay thế cho vai trò của thư ký, trợ lý hay nhân viên tổng hợp, thậm chí là lễ tân của một doanh nghiệp với khả năng cung cấp thông tin nhanh và chính xác nhất. Đây là một trong những điểm nổi bật và tiềm năng nhất mà tôi tin rằng trong 1-2 năm tới đây sẽ được áp dụng vào nhiều doanh nghiệp.

Theo cá nhân tôi, tự động hóa, robot, AI hay sự trỗi dậy của công nghệ là điều tất yếu, nó sẽ là “cơ” nhiều hơn “nguy”, bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tiết giảm chi phí và dễ dàng quản trị tối ưu nguồn lực doanh nghiệp tương lai.

Đó cũng chính là điều tôi muốn nhấn mạnh, chúng ta cần hướng đến khái niệm “Quản trị nguồn nhân lực thông minh (Smart Human Resource Management)” - là xu hướng tất yếu trong tương lai gần, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ số đang ngày càng phát triển và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống. Ở đó, chúng ta sẽ có một hệ thống quản trị nhân sự tích hợp các công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, tối ưu hoá quá trình quản trị và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, các công nghệ như máy học, học sâu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, các công cụ và ứng dụng của quản trị nguồn nhân lực thông minh có thể tự động hóa các quy trình nhân sự, giảm thiểu sai sót, tăng cường hiệu quả làm việc và cải thiện trải nghiệm của nhân viên.

Cụ thể, các ứng dụng của quản trị nguồn nhân lực thông minh có thể bao gồm:

Tuyển dụng thông minh: Sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích và đánh giá ứng viên, giúp đưa ra quyết định tuyển dụng chính xác hơn và giảm thiểu sự thiên vị.

Quản lý hiệu suất: Sử dụng các công nghệ để đánh giá hiệu suất của nhân viên, giúp các nhà quản lý có thể giám sát hiệu quả công việc và đưa ra các cải tiến nhằm nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.

Phát triển kỹ năng: Sử dụng các công nghệ để đưa ra đề xuất đào tạo và phát triển kỹ năng cho từng nhân viên, giúp các nhân viên có thể phát triển kỹ năng và nâng cao khả năng làm việc của mình.

Quản lý dữ liệu nhân sự: Sử dụng các công nghệ để tự động hóa quá trình quản lý dữ liệu nhân sự, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tăng tính chính xác trong việc quản lý thông tin nhân viên.

Đây là một câu hỏi rất chạm đến cảm xúc của nhà làm quản trị. Khi tư vấn, chuẩn hóa quy trình và xây dựng giải pháp quản trị nhân sự cho các doanh nghiệp, điều mà chúng tôi tâm niệm và luôn hướng tới, đó là tạo ra “trải nghiệm nhân viên” thông qua ứng dụng công nghệ, là một trong những yếu tố quan trọng cần được ưu tiên trong quản trị nhân sự doanh nghiệp.

Việc sử dụng công nghệ không chỉ giúp cải thiện hiệu quả làm việc, mà còn tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi và tiện nghi cho nhân viên. Một số ứng dụng công nghệ có thể cải thiện trải nghiệm đó như:

Ứng dụng quản lý công việc: Nhân viên có thể tạo ra các danh sách công việc, thiết lập lịch làm việc, đặt nhắc nhở để giúp họ hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Ứng dụng đánh giá hiệu suất: Cho phép các nhân viên đánh giá hiệu suất của mình một cách định kỳ và cung cấp cho họ phản hồi liên tục để cải thiện hiệu suất làm việc.

Hệ thống đào tạo và phát triển: Nhân viên có thể truy cập vào các khóa học đào tạo và tài liệu phát triển kỹ năng để nâng cao năng lực làm việc của mình. Điều này giúp nhân viên cảm thấy được chăm sóc và giúp họ phát triển sự nghiệp.

Ứng dụng đánh giá phản hồi 360 độ: Nhân viên nhận được phản hồi liên quan đến mặt kỹ năng và sự phục vụ của họ từ đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng. Điều này giúp nhân viên biết được điểm mạnh và điểm cần cải thiện của mình.

Hệ thống quản lý lương và chế độ phúc lợi: Nhân viên dễ dàng truy cập thông tin liên quan đến lương và các chế độ phúc lợi của họ, bao gồm các chế độ bảo hiểm và nghỉ phép. Điều này giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm và động viên trong công việc của mình.

“Nguồn nhân lực hạnh phúc” là khi các nhân viên trong doanh nghiệp cảm thấy hài lòng và đầy đủ hạnh phúc về mặt nghề nghiệp, tài chính cũng như tinh thần. Điều này đòi hỏi sự đầu tư của doanh nghiệp vào quản trị nhân sự, bao gồm cả cải thiện môi trường làm việc, tăng cường đào tạo và phát triển nghề nghiệp, tạo ra cơ hội thăng tiến cho nhân viên, tăng lương, thưởng tương xứng với năng lực và hiệu suất làm việc. Đồng thời cũng cần đảm bảo công bằng, tôn trọng và sự đoàn kết trong mối quan hệ giữa các nhân viên và với ban lãnh đạo doanh nghiệp. Nguồn nhân lực hạnh phúc sẽ giúp tăng động lực và sự tận tâm của nhân viên, cải thiện hiệu suất làm việc và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực tế, nhu cầu ứng dụng phần mềm quản trị nhân sự là rất lớn. Việt Nam có gần 800.000 doanh nghiệp, dưới 2% là doanh nghiệp lớn, 46% là doanh nghiệp SME còn lại là siêu nhỏ. Đến nay, nhu cầu sử dụng phần mềm cho quản trị nhân sự chủ yếu tập trung ở nhóm doanh nghiệp lớn và SME. Lực lượng lao động chính cũng tập trung ở hai nhóm doanh nghiệp này.

Mặc dù nhu cầu lớn nhưng thực tế tỷ lệ doanh nghiệp mua và triển khai ứng dụng chưa cao. Có rất nhiều lý do như chi phí đầu tư, triển khai thất bại và nhiểu rủi ro, bất cập khác… Theo bản khảo sát do TVC thực hiện vào năm 2020 trước khi xảy ra đại dịch Covid 19, cứ 500 doanh nghiệp được hỏi thì hơn 450 doanh nghiệp trả lời có nhu cầu mua và triển khai phần mềm. Trong số đó có hơn 50 doanh nghiệp đã từng sử dụng và mong muốn cập nhật hoặc thay thế bằng sản phẩm tốt hơn. Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời hài lòng với hệ thống quản trị nhân sự bằng phần mềm hiện có là khá thấp, dưới 10%.

Phải khẳng định rằng, triển khai phần mềm nhân sự thành công là rất khó. Không có khái niệm “Chuẩn” trong quản trị nhân sự tại Việt Nam. Bất kỳ một phần mềm nào cũng đều có rủi ro và tỷ lệ thất bại nhất định, tùy vào lĩnh vực đặc thù và tùy vào từng doanh nghiệp. Vì vậy mới cần có giải pháp, định hướng và một “công thức chuẩn” cho doanh nghiệp. Đây là khát vọng mà tôi theo đuổi xuyên suốt quá trình gắn bó với lĩnh vực nhân sự này. Cần có “chuẩn” để sử dụng cái chuẩn đó giúp đơn giản hóa quá trình quản trị và chuyển đổi số hệ thống quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp của Việt Nam.

HiStaff ra đời năm 2005 và Core ra đời năm 2022 với sứ mệnh là giải pháp chuyển đổi số toàn diện trong quản trị nhân sự cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. HiStaff nếu đọc rời là “Hi” và “Staff”, “Hi” ý nghĩa ở đây là High Class tức là đẳng cấp cao, văn minh, chiến lược, còn “Staff” thì dễ hiểu rồi, là nhân viên trong doanh nghiệp. HiStaff là giải pháp hướng vào quản trị cho các doanh nghiệp lớn và làm sao để doanh nghiệp có được một hệ thống quản trị đẳng cấp, chuyên nghiệp, xứng tầm cho chiến lược phát triển lâu dài.

Riêng với “Core”, cái tên cũng ẩn ý nhiều điều. “Core” là nền tảng, là cốt lõi. TVC cung cấp “Core” như một giải pháp quản trị nhân sự nền tảng, song hành và tạo dựng nên giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Chúng tôi cho rằng, con người chính là trung tâm, con người cần được đầu tư, quản trị và phát triển. Với Core, chúng tôi kỳ vọng doanh nghiệp sẽ có nền tảng quản trị và phát triển nguồn lực nhanh, bền vững song song với quá trình phát triển kinh doanh.

Tinhvan Consulting đã và đang cung cấp cho các khách hàng lớn và siêu lớn tại Việt Nam trong 18 năm qua, tích lũy rất nhiều nghiệp vụ và tiện ích quan trọng từ các phương thức chính sách quản trị của các doanh nghiệp hàng đầu. Có những khách hàng đã gắn bó với HiStaff 18 năm, đến nay vẫn sử dụng và tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi.

Theo Diendandoanhnghiep

Theo Doanh nhân Đinh Hồng Sơn và khát vọng chuẩn hóa công thức quản trị nhân sự
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Doanh nhân Đinh Hồng Sơn và khát vọng chuẩn hóa công thức quản trị nhân sự
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO