Thị trường thương mại điện tử là một “mảnh đất màu mỡ” tuy nhiên lại vô cùng khốc liệt bởi tính cạnh tranh cao. Trước sự vươn lên mạnh mẽ của các nền tảng khác, Shopee vẫn tiếp tục thống lĩnh thị trường thương mại điện tử Việt Nam khi chiếm trên 50% thị phần mua sắm.
Shopee chiếm >50% thị phần cho tất cả các nhóm ngành hàng thương mại điện tử. (Ảnh minh hoạ)
Theo kết quả từ Báo cáo doanh thu các sàn thương mại điện tử Q1/2024 của YouNet ECI – Công ty phân tích & tư vấn phát triển kênh thương mại điện tử, tính trong quý I năm 2024, bốn nền tảng thương mại điện tử Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki mang về tổng cộng 79,12 nghìn tỷ đồng GMV, tiêu thụ 768,44 triệu đơn vị sản phẩm.
Trong đó, Shopee tiếp tục thống trị thị trường thương mại điện tử Việt Nam dẫn đầu với 53,74 nghìn tỷ đồng, đạt 67,9% thị phần GMV, đồng thời chiếm >50% thị phần cho tất cả các nhóm ngành hàng thương mại điện tử.
Xếp thứ hai là TikTok Shop với 18,36 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,2% thị phần GMV. Và Lazada và Tiki lần lượt mang về 6,03 nghìn tỷ đồng (chiếm 7,6% thị phần) và 997,06 tỷ đồng (chiếm 1,3%)
Mặc dù các có rất nhiều lựa chọn mua sắm trong hàng ngàn ứng dụng trên thị trường thương mại điện tử, tuy nhiên Shopee vẫn giữ vững vị thế và chiếm hữu thị phần lớn trong thị trường. Để đạt được điều này, phải kể đến những chiến lược phát triển của shopee, từ việc củng cố khả năng dịch vụ cho đến cung cấp các tùy chọn thanh toán linh hoạt, hay tiếp tục có những nâng cấp nền tảng để thu hút những khách hàng thuộc thế hệ Gen Z.
Theo nghiên cứu gần đây của Shopee về hành vi mua sắm của người tiêu dùng Gen Z cho thấy rằng, mặc dù họ dành nhiều thời gian để nghiên cứu việc mua hàng nhưng quyết định tiến hành thanh toán trên nền tảng thương mại điện tử của họ phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố chính: Quy trình thanh toán và tính sẵn có của dịch vụ bao gồm dịch vụ giao hàng.
Do đó, Shopee đã hợp tác chặt chẽ với các đối tác của mình để tăng cường năng lực hậu cần trên khắp Đông Nam Á. Điều này bao gồm việc triển khai các dịch vụ giao hàng tức thì ở Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan. Họ cũng có kế hoạch cung cấp khả năng hiển thị nâng cao trong việc theo dõi giao hàng và bổ sung thêm nhiều điểm thu mua để mang đến cho người tiêu dùng sự thuận tiện hơn.
Chiến lược của Shopee giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. (Ảnh minh hoạ)
Bên cạnh đó, dựa trên nghiên cứu mới nhất của Shopee, người tiêu dùng Gen Z ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thể hiện sự ưa thích rõ rệt đối với trải nghiệm “shoppertainment”, mua sắm thương mại điện tử kết hợp với giải trí. Đáp lại, Shopee đã cam kết phát triển hơn nữa các tính năng hiện có như Shopee Live để cung cấp nội dung hấp dẫn và giàu thông tin nhằm làm sinh động hành trình mua sắm của họ.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nội dung hấp dẫn, ngắn gọn và đặc biệt là cạnh tranh với đối thủ tiềm năng TikTok Shop, Shopee cũng ra mắt một tính năng mới, Shopee video tại Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Philippines, cho phép người dùng kết nối với những người sáng tạo nội dung họ yêu thích.
Ngoài ra, nền tảng này đang tăng gấp đôi nỗ lực để mở rộng mạng lưới liên kết và cải tiến thị trường người có tầm ảnh hưởng (KOL). Các cải tiến bao gồm hệ thống lọc và đề xuất phức tạp hơn nhằm hợp lý hóa quá trình khám phá và cộng tác với các KOL. Những nỗ lực này được thiết kế để giúp các thương hiệu tạo ra các chiến dịch có tác động mạnh mẽ hơn, gây được tiếng vang với người tiêu dùng.
Các sáng kiến chiến lược của Shopee dường như đã cho thấy sự cải thiện rõ rệt hành trình mua sắm và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Thế hệ Z. Bằng cách làm phong phú hệ sinh thái nội dung với các tính năng hấp dẫn, nền tảng này đang tiếp tục củng cố vị thế của mình như một điểm đến thương mại điện tử hàng đầu, được người tiêu dùng cũng như người bán tin cậy.