Trách nhiệm xã hội

Sơn La: Huyện Sông Mã quyết tâm hoàn thành 16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2025

Hoài Anh 26/03/2025 07:52

Huyện xác định xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều tuyến đường từ trung tâm huyện đến các xã vùng sâu, vùng xa đã được nhựa hóa, thuận lợi cho việc đi lại, thông thương hàng hóa của người dân

Sông Mã là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, có 18 xã, 1 thị trấn, dân số gần 150.000 người, nằm cách trung tâm thành phố Sơn La hơn 100km về phía Nam theo trục Quốc Lộ 4G, phía Bắc giáp huyện Thuận Châu, phía Đông giáp huyện Mai Sơn, phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào và huyện Sốp Cộp, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên.

mot-goc-huyen-song-ma-hom-nay-9790-946.jpg
Diện mạo huyện miền núi, biên giới thuộc tỉnh Sơn La thay đổi từng ngày.

Trong năm 2024, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, thách thức do tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng giảm mạnh; giá xăng dầu, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng cao; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, hạn hán, bão lũ, sạt lở có diễn biến ngày càng bất thường, phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Tuy nhiên, với chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện và sự nỗ lực quyết tâm của các cơ quan, đơn vị, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Sông Mã đã đạt được những kết quả tích cực, đời sống của nhân dân được nâng lên; các lĩnh vực an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; an ninh, quốc phòng, đối ngoại được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Dự báo năm 2025 vẫn là năm tiếp tục có nhiều khó khăn, tuy nhiên với sự quyết tâm mạnh mẽ và chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, huyện Sông Mã đã đặt mục tiêu hoàn thành tốt 16 chỉ tiêu về kinh tế xã hội.

Trong đó, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đạt 153 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hóa 8,59%; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội đạt 60,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ 36%; thành lập mới doanh nghiệp, HTX: 04 DN/HTX.

Về nông nghiệp, đưa diện tích cây ăn quả đạt 11.210 ha (bao gồm cả diện tích cây Sơn tra); phát triển đại gia súc đạt 69,1 nghìn con; Giữ vững 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Chiềng Sơ, Chiềng Khương, Mường Lầm, Mường Sai, Mường Hung). Phấn đấu không còn xã dưới 12 tiêu chí.

Phấn đấu năm 2025 bình quân đạt 14,9 tiêu chí/xã. Phấn đấu xây dựng xã Chiềng Khương đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu thực hiện 06 bản đạt chuẩn nông thôn mới. Duy trì 15 sản phẩm OCOP 3 sao, năm 2025 phấn đấu xây dựng thêm 04 sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP lên 19 sản phẩm.

Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, huyện Sông Mã tiếp tục thực hiện đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế; đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả.

Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả hơn nữa. Quản lý chặt chẽ tài nguyên, sử dụng đất, bảo vệ môi trường, chủ động các biện pháp phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy nhanh chuyển đổi số, thúc đẩy các ứng dụng số, nền tảng số trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Huyện xác định xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, huyện Sông Mã luôn chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất của người dân đặc biệt quan tâm tới các công trình giao thông, thủy lợi.

Nhiều tuyến đường từ trung tâm huyện đến các xã vùng sâu, vùng xa đã được nhựa hóa, thuận lợi cho việc đi lại, thông thương hàng hóa của người dân. Hàng chục công trình thủy lợi, kênh mương nội đồng cũng được cải tạo, nâng cấp, xây mới phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất của người dân.

Được biết, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sông Mã là đơn vị được giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư phần lớn các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện. Nhằm đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả và các chất lượng công trình nên việc đầu tư xây dựng được huyện thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, chứ không dàn trải, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân, nhất là ở các xã, bản vùng sâu, vùng xa.

Trong quá trình thực hiện các công trình, dự án Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện tăng cường công tác giám sát, phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chuyên môn, ban giám sát cộng đồng trong thi công xây dựng. Đồng thời, tổ chức nghiệm thu các phần công việc theo đúng quy định về quản lý chất lượng công trình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sơn La: Huyện Sông Mã quyết tâm hoàn thành 16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO