Chuyển đổi xanh không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, năng lực vận hành, đồng thời hình thành nên hệ sinh thái xanh, bền vững xoay quanh doanh nghiệp, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và gia tăng khả năng thích ứng, chống chịu, phục hồi của doanh nghiệp trước các cú sốc của thị trường.
Xanh hóa ngành logistic nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)
Việc chuyển đổi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị theo hướng bền vững hơn là một trong những xu thế mà cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đang rất quan tâm và dành nhiều ưu tiên. Tuy nhiên, quản lý chuỗi cung ứng xanh cần gắn liền với quản trị các mắt xích, bao gồm thiết kế xanh, sản xuất xanh, vận hành xanh, thu mua xanh, logistics xanh, quản lý chất thải…
Khi các mắt xích đó đều “xanh” thì doanh nghiệp sẽ có thể nâng cao năng lực sản xuất, năng lực vận hành, đồng thời hình thành nên hệ sinh thái xanh, bền vững xoay quanh doanh nghiệp, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và gia tăng khả năng thích ứng, chống chịu, phục hồi của doanh nghiệp trước các cú sốc của thị trường.
Vì vậy, không nằm ngoài xu thế chung, xanh hóa ngành logistics không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp. Thậm chí, trên thế giới, nhiều doanh nghiệp logistics lớn như các hãng tàu, doanh nghiệp cảng biển…đã có lộ trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh sớm hơn lộ trình của các quốc gia đã cam kết.
Đánh giá về tầm quan trọng của xanh hóa ngành logistic, tại “Toạ đàm Phát triển logistics xanh, thích ứng nhanh và công bố FIATA World Congress 2025" chiều 9/7, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 2 về nhóm sản phẩm về gỗ có gia trị gia tăng cao. Xuất khẩu gỗ đã vươn đến 170 thị trường trên thế giới, trong đó 5 thị trường Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo ông Hoài, sản phẩm gỗ khá đặc thù và có đặc điểm cồng kềnh hơn so với các sản phẩm khác, chi phí vận tải biển rất cao. Bên cạnh đó, gỗ cũng là sản phẩm rất “nhạy cảm” với môi trường, do đó, thiết lập chế biến xanh, thương mại xanh và tăng trưởng xanh cũng trở nên rất cấp thiết. Phó Chủ tịch VIFOREST nhấn mạnh, chuyển đổi xanh của công nghiệp logistics là một trong những quyết định thành bại của nghề gỗ.
Toạ đàm Phát triển logistics xanh, thích ứng nhanh và công bố FIATA World Congress 2025. Ảnh Hương Lan
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, chuyển đổi xanh với ngành logistics cần hướng tới việc chuyển đổi năng lượng với các phương tiện sử dụng năng lượng. Đây vẫn là bài toán khó và thách thức với các doanh nghiệp. Hiện nay, các phương tiện vận tải hành khách cỡ nhỏ đã bước đầu chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, các phương tiện vận tải hàng hóa, vận tải lớn vẫn chưa chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Bên cạnh đó, ông Hải cho rằng, các doanh nghiệp có thể tìm cách thức tiết kiệm năng lượng trong quá trình hoạt động như sử dụng các phương tiện có hiệu suất cao hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần năng cao hiệu suất, hiệu quả trong quy trình làm việc. Đây cũng là một yếu tố góp phần nâng cao khả năng thích ứng nhanh trong bối cảnh mới.
Để làm được những yếu tố trên, theo ông Hải, các cơ quan quản lý, Chính phủ cần tạo thuận lợi thương mại, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Về phía doanh nghiệp ngành logistics, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho biết, trên thế giới, nhiều doanh nghiệp logistics lớn như các hãng tàu, doanh nghiệp cảng biển… đã có lộ trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh sớm hơn lộ trình của các quốc gia đã cam kết.
Bởi theo VLA, hiện nay, ngành vận tải nói chung đóng góp 24% lượng khí thải toàn cầu. Hành trình tiến tới logistics xanh và thích ứng nhanh sẽ đóng góp vào quá trình giảm thải cacbon của ngành logistics Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung; qua đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn cam kết của Chính phủ Việt Nam về hành trình tiến tới Net Zero được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại COP26.
Ngoài việc tiết kiệm nhiên liệu, bà Phạm Thị Bích Huệ, Chủ tịch Western Pacific Group (WPG) chia sẻ, kiến nghị một giải pháp mang tính vĩ mô, đó là sự quy hoạch đồng bộ. Sự đồng bộ giữa nhà sản xuất và các trung tâm logistics sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa chặng đường vận tải. Trong giải pháp này, sự điều tiết của Chính phủ là vấn đề quan trọng nhất và rõ ràng nhất.
Trong lúc đó, dưới góc độ doanh nghiệp, chúng tôi đang áp dụng mô hình cụm ở quy mô nhỏ. Mô hình Khu công nghiệp sẽ được tính toán theo từng địa phương, ví dụ như sát biển, hoặc gần sân bay sẽ tính toán để đặt các trung tâm logistics sao cho tối ưu hóa chặng đường và thời gian.
Về phía Chính phủ, chúng tôi cũng kiến nghị tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy năng lượng tái tạo. Thời gian qua đã có một số vấn đề kĩ thuật và chính sách liên quan tới vấn đề này. Do đó, tôi mong chính phủ nhìn nhận vai trò khác của năng lượng tái tạo với logistics xanh.
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm của doanh nghiệp, bà Phạm Thị Bích Huệ Như cho hay, khi mới bắt đầu có thể chưa thấy nhiều giá trị nhưng khi áp dụng tôi nhìn thất rất nhiều tác động trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ 1 ha kho bãi có thể đầu tư 1 MW năng lượng tái tạo, tương ứng 20.000 cây xanh và giảm phát thải khoảng 1400 khí thải CO. Đây là mô hình nên chia sẻ và mong đợi nhận thêm sự hỗ trợ từ cơ quan như Bộ Công Thương dành cho các doanh nghiệp logistics xanh.